Đoàn công tác Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế

27 Tháng 2, 2019 | Tin địa phương

Tại thành phố Huế, một trong những điểm du lịch được du khách đặc biệt yêu thích là phố du lịch về đêm. Đây là sản phẩm du lịch do UBND thành phố Huế chủ trì xây dựng từ cuối năm 2017 với thời gian hoạt động tối thứ Sáu, thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần. Tuy mới đi vào khai thác nhưng những khu phố đêm phục vụ khách du lịch ở Huế đã tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp, giúp du khách có thêm nhiều lựa

Trong chương trình làm việc tại thành phố Huế, ngày 23/2/2019 đoàn công tác đã có chương trình làm việc, khảo sát một số điểm du lịch thu hút du khách trên địa bàn thành phố nhằm học tập mô hình phát triển du lịch đã thành công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đoàn công tác đã đến thăm Trung tâm Văn hóa Huyền Trân  tại phường An Tây, Thành phố Huế. Đây là công trình tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa - một trong ba vị công chúa nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam đã có công mở mang bờ cõi đất nước. Công trình cũng là nơi thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông.

den_tho_Huyen_Tran_Cong_Chua_5

Toàn cảnh Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (Ảnh: Sưu tầm)

Trung tâm Văn hóa Huyền Trân được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế giao cho Công ty Du lịch Hương Giang đầu tư xây dựng năm 2006 từ nguồn vốn xã hội hóa. Từ năm 2017, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân được bàn giao về cho Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế (thuộc Sở VHTT tỉnh) trực tiếp quản lý và xây dựng kế hoạch phát huy giá trị, phát triển nơi đây thành địa chỉ văn hóa tâm linh đáp ứng nhu cầu tham quan, chiêm bái, tưởng niệm của du khách cả nước. Với hoạt động thu phí tham quan 30.000đ/ lượt, hàng năm, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân đón hàng vạn lượt người tham quan, tổng thu từ bán vé và các nguồn thu khác lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm, đóng góp đáng kể cho sự phát triển du lịch Huế.

Tại thành phố Huế, một trong những điểm du lịch được du khách đặc biệt yêu thích là phố du lịch về đêm. Đây là sản phẩm du lịch do UBND thành phố Huế chủ trì xây dựng từ cuối năm 2017 với thời gian hoạt động tối thứ Sáu, thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần. Tuy mới đi vào khai thác nhưng những khu phố đêm phục vụ khách du lịch ở Huế đã tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp, giúp du khách có thêm nhiều lựa chọn khi khám phá cố đô. Với nhiều gian hàng ẩm thực, sản phẩm hàng hóa, trò chơi dân gian đặc biệt là hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố… thu hút du khách tham quan, mua sắm và trải nghiệm một Huế rất riêng. Đây là kinh nghiệm có thể áp dụng cho nhiều địa phương, dựa vào nét văn hóa  đặc trưng và điều kiện kinh tế xã hội có thể xây dựng phố du lịch đêm, trong đó có tỉnh Phú Thọ. Sau quá trình tham quan trải nghiệm ban ngày những điểm du lịch, rất cần thiết phải có các sản phẩm, dịch vụ về đêm để thu hút du  khách lưu trú lâu hơn. Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu trải nghiệm những điều mới lạ, mua sắm sản phẩm hàng hóa từ đó tạo nhiều việc làm, góp phần tăng nguồn thu nhập, phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương.

pho di bo

pho di bo 4

Phố đi bộ về đêm tại thành phố Huế hoạt động tối thứ 6, thứ  7 và Chủ nhật hàng tuần

Hành trình tiếp theo, Đoàn tham quan Hợp tác xã mây tre đan Bao La thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền có tiền thân là làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành và phát triển hơn 600 năm tuổi. Để mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển theo định hướng khôi phục làng nghề gắn với du lịch, năm 2007 Hợp tác xã Mây tre Bao La được thành lập với nhiều hoạt động thiết thực như xây dựng khu trưng bày sản phẩm, nhà xưởng cho xã viên sản xuất tập trung cũng như trở thành địa chỉ tham quan dành cho khách du lịch; tham gia nhiều sự kiện quảng bá, hội chợ triển lãm; ứng dụng công nghệ trong sản xuất…bên cạnh đó, Hợp tác xã còn nhạy bén, sáng tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng. Từ mô hình sản xuất tập trung và ứng dụng công nghệ, tích cực quảng bá sản phẩm, cho đến nay thu nhập bình quân của xã viên lên đến 6 triệu đồng/người/tháng, hiện cần tuyển thêm nhân lực để đáp ứng các đơn hàng nội địa và xuất khẩu. Đây cũng là địa chỉ tham quan lý thú của khách du lịch khi đến tham quan thành phố Huế.

lanfgnghefe dan lat 2

Mô hình xã viên tập trung sản xuất tại cơ sở của Hợp tác xã

lang nghe duc dong

Tham quan nhà trưng bày tập trung các sản phẩm của Hợp tác xã Mây tre đan Bao La

Điểm cuối hành trình, Đoàn tham quan làng nghề đúc đồng nằm ven bờ nam sông Hương thuộc địa bàn phường Đúc, thành phố Huế. Đoàn khảo sát đã có cơ hội tìm hiểu về lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống cũng như chứng kiến nét tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân trong việc chế tác ra các sản phẩm nghệ thuật. Từ những sản phẩm đặc trưng như đỉnh đồng, lư hương, hạc đồng…cho đến những sản phẩm tinh xảo phục vụ nhu cầu làm quà tặng của du khách: tượng danh nhân, trống đồng, các biểu tượng văn hóa tiêu biểu của Huế…tất cả đã cho thấy sự phát triển liên tục của làng nghề mặc cho những biến cố của kinh thành Huế và những thăng trầm của lịch sử nhưng những người thợ đúc đồng Huế vẫn giữ lửa truyền nghề cho tới ngày nay. Làng nghề được đầu tư xây dựng khu trưng bày sản phẩm tập trung tại khu vực cổng làng (ven thành phố Huế), rất thuận lợi cho việc giao thương, tiếp cận thị trường và là địa chỉ thu hút khách du lịch tham quan, mua sắm.

lang duc dong 2-1

lang duc dong

Tham quan, khảo sát làng nghề đúc đồng truyền thống tại thành phố Huế

Qua việc khảo sát các địa điểm trên, có thể thấy rõ hiệu quả của việc phát triển mô hình phố du lịch ban đêm và các làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch. Trên nền tảng sản phẩm đã có thương hiệu, cần xây dựng khu sản xuất và trưng bày sản phẩm tập trung, xây dựng cơ chế quản lý thống nhất; hoàn thiện các dịch vụ phục vụ du khách, đào tạo kỹ năng làm du lịch cho người dân; ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất; chú trọng tới công tác xúc  tiến quảng bá, liên kết chặt chẽ với các công ty du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và du khách dễ dàng tiếp cận sản phẩm và đến tham quan.

(Ảnh: Lê Khanh- Bài: Phạm Anh - Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch)

0 Bình luận

Loading...